Đi Sapa khám phá 4 lễ hội truyền thống và đặc trưng nhất

Sapa không những hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp kỹ vĩ, huyền ảo mà hoang sơ, những món ăn đặc trưng lôi cuốn, độc lạ, những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn,…mà còn thu hút lòng người với các lễ hội độc đáo, nhộn nhịp và mang đậm nét truyền thống của các dân tộc nơi đây. Hãy cùng Xesapa khám phá những lễ hội truyền thống Sapa, có gì đặc biệt ấn tượng mà thu hút nhiều du khách khi du lịch đến đây nhé!

Lễ hội Tết cơm mới của người Xá Phó

Lễ hội Tết cơm mới là lễ hội truyền thống Sapa của người Xá Phó. Khi sắp vào vụ thu hoạch, các cánh đồng chuyển sang màu lúa mới, người dân sẽ chọn ngày đẹp để làm lễ hội này. Đây chính là dịp để những người con, người dân làng thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã phù hộ cho một mùa màng bội thu.

Theo phong tục, vào lễ hội Tết cơm mới, người phụ nữ của gia đình sẽ đại diện để đi cắt lúa mới. Họ phải dậy sớm, mặc bộ áo quần mới và đi ra nương mà không nói với ai. Họ kiêng gặp người làng trên đường đi. Điều này có ý nghĩa là giữ sự kín đáo nhất có thể khi rước hồn lúa mới về nhà.

Toàn bộ mọi thứ phải được chuẩn bị chu đáo nhất khi đón hồn lúa mới về nhà. Sau phần nghi lễ, chủ nhà mời cơm những người đến dự và rót 3 lần rượu mời mọi người. Người được mời phải uống hết rượu rồi kế đến chúc tụng nhau một mùa mới bội thu.

– Thời gian diễn ra lễ hội: Thường diễn ra vào mùa Đông, mùa thu hoạch. Nếu bạn du lịch Sapa vào đúng ngày lễ hội Tết cơm mới, thì đây quả là một điều may mắn.

– Địa điểm: Bản Nậm Sài – Lào Cai.

Lễ Hội Gầu Tào Sapa của người H’Mông

Lễ hội Gầu Tào Sapa là lễ hội truyền thống Sapa của đồng bào dân tộc H’Mông. Theo truyền thống của người dân nơi đây, khi gia đình không có con, hoặc sinh con một bề, có người đau ốm, làm ăn không tốt, họ sẽ lên Gầu Tào để cầu khấn sự ban ơn từ thần linh. Khi những điều mà người dân cầu khấn thành hiện thực, người ta sẽ làm lễ Gầu Tào tạ ơn.

Một chi tiết rất đặc biệt ở Lễ hội Gầu Tào Sapa nằm là ở việc quy tụ các kiểu hình văn hóa đặc trưng, có quy mô cộng đồng duy nhất của người dân tộc H’Mông. Khách du lịch ghé thăm Sapa khi tham gia Lễ hội truyền thống Gầu Tào sẽ hiểu hơn về sự gắn kết của sự tin tưởng hạnh phúc, ấm no, trở thành môi trường nuôi dưỡng văn hóa đồng bào H’Mông.

Lễ Hội Roóng Poọc

Vào những tháng đầu xuân, nếu bạn có dịp đến thăm thị trấn Sapa trùng đúng ngày Thìn tháng Giêng, bạn sẽ được trải nghiệm vào hội Roóng Poọc Sapa của người Giáy ở Tả Van. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống Sapa này là để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, bản làng bình yên, thu về mùa màng bội thu.

Toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi luôn gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu cho vạn vật sinh sôi, nảy nở. Dấu vết cầu mưa cũng thể hiện khá đặc trưng trong lễ hội này. Người ta sẽ dán giấy màu vàng hình con rồng trên vòng nhật nguyệt với ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa.

Lễ hội Roóng Poọc thuộc một trong những loại hình lễ hội nông nghiệp. Nó phản ánh một phần lịch sử sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của người Giáy qua tín ngưỡng: phồn thực, đa thần, thờ mặt trời,… Lễ hội được tạo ra và phát triển từ chính cuộc sống lao động, sản xuất của người Giáy ở Tả Van hàng trăm năm nay, nên nó mang tính lịch sử và nhân văn sâu sắc.

– Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hằng năm.

– Địa điểm: Thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, Sapa, Lào Cai.

Hội hoa chuối – mùng 9 tháng 9

Đây là một lễ hội truyền thống Sapa không kém phần thú vị của người Xá Phó, tổ chức vào ngày 9.9 hằng năm. Cầu cho mùa màng bội thu, chăn nuôi gia cầm, gia súc phát triển, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc.

Sự đặc biệt, nhộn nhịp nhất của ngày lễ là các điệu múa truyền thống diễn ra cảnh tăng gia sản xuất, đời sống sinh hoạt thường ngày. Tại buổi lễ, người ta sẽ dựng cây chuối rừng có cả hoa lẫn quả ngay trung tâm địa điểm làm lễ, rồi cắm các kiểu hoa vào thân cây chuối. Mọi người lần lượt đi vòng quanh cây chuối múa cầu mùa và dâng cúng cơm mới, đặc sản núi rừng.

Hội hoa chuối còn là nơi để mọi người cùng nhau vui chơi, múa hát, thể hiện sự nhớ ơn tổ tiên, tinh thần đoàn kết dân tộc, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Một lần được khám phá vào bất cứ lễ hội truyền thống Sapa nào trong hành trình du lịch đến đây, ắt hẵn đều sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng khó quên. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị và những hành trình du lịch vui vẻ khi tới đây!

Kinh nghiệm đi Sapa tháng 12 săn cả ‘biển mây’ mang về nhà

Sapa mùa nào cũng đẹp, mỗi thời điểm lại có một nét đẹp rất riêng. Có người thích du lịch vào mùa lúa chín, có người thích mùa tam giác mạch, nhưng cũng có người thích tới Sapa vào mùa tuyết rơi trắng xóa. Du lịch Sapa tháng 12 – mùa tuyết rơi có gì thú vị? Cùng Xesapa khám phá ngay nhé!

Thời tiết Sapa tháng 12 có gì đặc biệt?

Ảnh sưu tầm

Tháng 12 là thời điểm Sapa bắt đầu chuyển mùa, có sự phân hóa rõ rệt giữa đầu tháng và cuối tháng. Đầu tháng nhiệt độ không quá thấp, lạnh buốt, nhiệt độ từ 10 – 18 độ C. Tuy nhiên, khi dần tới cuối tháng, thời tiết bắt đầu trở lạnh hơn, xuất hiện những đợt rét buốt kéo dài, nhiệt độ chỉ từ 5 – 10 độ C. Lúc này, hầu hết mọi nơi đều có băng giá, một số điểm thậm chí còn có tuyết rơi.

Đặc biệt, thời tiết Sapa tháng 12 cực kì ít mưa, thời tiết đa phần đều khá khô và có nắng hửng nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất vào tối và sáng sớm, trưa có hửng nắng nhẹ, rất thích hợp để đi du lịch, chụp ảnh, “sống ảo”

Trải nghiệm tuyệt vời khi đi du lịch Sapa tháng 12

Săn biển mây ngự trị trên đỉnh Fansipan

Mùa săn mây tại Sapa thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng 3, tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để bạn có thể chiêm ngưỡng cả “biển mây” khổng lồ là khoảng tháng 12. Tới đây rồi mới thấy, chẳng có máy ảnh nào có thể ghi lại được hết vẻ đẹp của biển mây Sapa, vẻ đẹp khiến bất cứ ai cũng phải thảng thốt.

Thời điểm đẹp nhất để săn được cả biển mây là khoảnh khắc bình minh. Bạn nên tới các đỉnh núi, hoặc các bản làng có địa hình cao. Đỉnh Fansipan thường là nơi đông du khách nhất, do địa hình dễ đi, tầm nhìn đẹp. Trên đỉnh núi Fansipan còn có rất nhiều công trình lịch sử để bạn tham quan, tìm hiểu.

Săn mây cùng tứ đại đỉnh đèo – Ô Quy Hồ

Ô Quy Hồ cũng là một trong những địa điểm checkin đẹp nhất Sapa vào tháng 12. Con đèo này nằm nối liền giữa hai tỉnh Lào Cai và Mộc Châu, là đia điểm checkin cực hot của team mê phượt. Đèo Ô Quy Hồ có độ cao lên tới 2000m nên không ít bạn đã tới đây để thực hiện hành trình săn mây.

Đứng trên đỉnh Ô Quy Hồ, bạn sẽ cảm nhận được những đám mây ngay bên cạnh, có thể chạm vào mây dễ dàng như chốn bồng lai tiên cảnh. Từ trên đỉnh nhìn xuống là ruộng bậc thang đẹp như một bức tranh, xa xa là đồi núi xanh mướt cả một vùng.

Ngắm mây tại bản làng Sapa

Ngoài đỉnh núi, đỉnh đèo, bạn cũng có thể tới ngắm mây tại những bản làng có địa hình cao. Sapa tháng 12 lạnh và khô, đường đi lên các bản cũng thuận tiện hơn mùa mưa phùn. Hai bản làng phù hợp để săn mây nhất là bản Hang Đá và bản Sâu Chua.

Bản Hang Đá

Hang Đá là một trong những bản khá nghèo. Vì khá xa trung tâm nên nơi đây chưa phát triển về du lịch, mặc dù có view ngắm cảnh cực đẹp. Việc săn mây ở Sapa khá “hên xui”. Có thể nơi bạn đang đứng không có mây, nhưng ở nơi khác cách đó vài trăm mét lại có mây cực đẹp. Bản Hang Đá là một trong những nơi dễ thấy mây nhất, vì địa hình cao, không gian thoáng mát. Tuy nhiên đường lên bản khá khó đi, bạn chỉ có thể đi xe máy hoặc thuê xe ôm tới đây.

Bản Sâu Chua

Bản Sâu Chua còn được ví là “nàng lọ lem Tây Bắc”. Đó là bởi nơi đây tuy đẹp nhưng cũng nghèo như bản Hang Đá. Từ trung tâm thị trấn đến bản phải hơn 7,8 km. Tuy nhiên đường đi tới đây đẹp và dễ đi hơn bản Hang Đá. Trên đường đi, bạn sẽ thấy bên vệ đường có một tảng đá lớn lồi ra bên tay phải. Đứng từ đây nhìn xuống thung lũng bên dưới sẽ cực kì thú vị. Những ngày nhiều mây, bên dưới chân bạn như có một biển mây vần vũ, quyến rũ gọi mời bạn.D

Đi Sapa tháng 12 thì mặc gì?

Ảnh sưu tầm

Sapa tháng 12 thường rất lạnh, bạn nên mang theo đồ mùa đông vừa ấm, vừa dày lại vừa có khả năng chống nước. Nên ưu tiên mang áo khoác to hoặc quần áo dày, không nên mang quá nhiều lại để tránh bị chật vali và mang vác nặng. Ngoài ra, hãy lưu ý thêm một số phụ kiện như:

  • Mũ len, buket hat hoặc mũ beret.
  • Khăn quàng cổ
  • Bịt tai giữ ấm
  • Găng tay loại dày
  • Miếng giữ nhiệt dự phòng

Du lịch Sapa tháng 12 có phần đặc biệt hơn những thời điểm khác vì thời tiết lạnh, nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu đã trót mê những bản làng nơi đây, còn chờ gì mà không đợi đến tháng 12 rồi vi vu một chuyến với anh bạn thân ngay thôi nào!

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì?

Để giúp du khách tiết kiệm được thời gian tìm hiểu cần mang theo những gì khi đi du lịch Sapa, Xesapa xin đưa ra các chia sẻ như sau.

Đi du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất?

Trước khi tìm hiểu đi du lịch Sapa cần mang theo những gì, du khách cần biết đi du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất để chọn được thời gian đi phù hợp.

Theo đó, du khách có thể đi du lịch Sapa vào bất cứ thời gian nào, mùa nào trong năm.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Xesapa, thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch Sapa là từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11.

Bởi đây là khoảng thời gian khí hậu ở Sapa nắng ấm, lạnh về đêm. Hoặc đến Sapa tháng 5, du khách sẽ được ngắm những thung lũng hoa tuyệt đẹp và những cánh đồng bạt ngàn xanh mướt.

Sapa tháng 9 và tháng 10 là thời điểm  lúa bắt đầu chín vàng dưới cái nắng mùa thu của vùng Tây Bắc. Hơn nữa, lúc này Sapa có không khí hanh khô, độ lạnh vừa phải, không nắng gắt và không mưa nhiều.

Vì vậy, tháng 9 là thời điểm có rất nhiều du khách lên Sapa để chinh phục đỉnh Phansipang.

Sapa tháng 12 – 2: Tháng 12 cũng là thời điểm cuối năm. Thời gian này hoa đào, hoa mận bắt đầu nở rộ.

Thời tiết khá lạnh, những màn sương mù che phủ cả Sapa tạo nên khung cảnh thơ mộng.

Du khách lên Sapa vào thời gian này có thể ngắm tuyết. Vì vào khoảng giữa tháng 1, Sapa hay xuất hiện tuyết.

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì?

Tiền và giấy tờ tùy thân

Đi du lịch Sapa cần chuẩn bị gì hay du lịch Sapa nên mang theo những gì là thắc mắc của nhiều du khách lần đầu tới Sapa.

Theo đó, thứ cần chuẩn bị đầu tiên là tiền và giấy tờ. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thời gian đi mà chuẩn bị số tiền cho hợp lý.

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì sẽ mách bạn chi tiết các khoản tiền cần chuẩn bị.

Theo đó, thông thường, một chuyến đi du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm sẽ mất khoảng 3 triệu đồng. Lưu ý, đây là mức giá trung bình.

3 triệu đồng này sẽ là tổng chi cho tiền xe, tiền ăn, tiền thuê nhà nghỉ, tiền vé vào các khu tham quan… Tuy nhiên, nếu đi du lịch Sapa theo tour thì giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, du khách cũng nên mang theo thẻ ATM, phòng trừ các trường hợp rủi ro phải dung tới số tiền vượt quá mức dự tính ban đầu nhé.

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì, tất nhiên là cần mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh để làm thủ thục thuê phòng khách sạn, hoặc khi thuê xe máy tại Sapa để đi vào các bản làng.

Quần áo

Đi Sapa nên mang theo những gì, quần áo là thứ cũng không thể thiếu. Tùy vào từng thời điểm đi du lịch mà mang theo những loại quần áo cần thiết.

Nên mặc gì khi đi sapa mùa hè hay trang phục đi du lịch Sapa mùa hè có thể mang quần áo bình thường, nhưng chiều tối nên cần một áo khoác mỏng vì Sapa lúc này sẽ se lạnh.

Mặc gì khi đi sapa mùa đông, nếu đi Sapa mùa đông thì cần mang nhiều quần áo ấm và dày, mũ, gang tay, khăn len.

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì thì không nên mang nhiều quần áo quá nặng, làm sao cho gọn gàng mà vẫn ấm nhất là đươc nhé.

Trang phục

Ảnh sưu tầm

Đi du lịch Sapa cần mang theo những gì, nhất là về trang phục được nhiều bạn trẻ hỏi nhiều nhất. Nhiều bạn thắc mắc, đi Sapa có nên mặc váy.

Ảnh sưu tầm

Theo Xesapa, đi Sapa bạn vẫn có thể mặc váy bình thường nhưng cần mặc những lúc phù hợp như chỉ mặc khi đi dạo trong thị trấn, thành phố.

Không mặc váy khi đi xuống bản làng hay vào các khu du lịch như núi Hàm Rồng vì rất khó đi.

Thời trang đi Sapa cũng khá đơn giản. Nhìn chung, trang phục gọn gang, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát là có chuyến du lịch Sapa xinh lung linh. 

Lưu ý, tùy theo từng mùa và sở thích mà các bạn mix đồ đi Sapa cho phù hợp nhé.

Giầy – dép

Do đặc thù du lich Sapa chủ yếu là đi bộ đến các khu tham quan hay vào bản làng nên chắc chắn du khách phải đi bộ rất nhiều.

Đi Sapa, du khách phải chuẩn bị ít nhất một đôi giày bệt hoặc một đôi giày thể thao, tránh không đi giày cao gót.

Xe máy và đồ nghề sửa xe

Nếu phượt Sapa bằng xe máy du khách mới phải chuẩn bị xe máy và đồ nghề sửa xe. Trước ngày phượt Sapa, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng lại xe.

Phải đảm bảo chiếc xe của bạn cạy được quãng đường dài gần 400km từ Hà Nội lên Sapa và đảm bảo an toàn cho người lái.

Đi sapa cần chuẩn bị những gì, theo đó, bạn có thể chuẩn bị săm xe dự phòng, đồ vá săm xe và đổ đầy bình xăng trước khi đi nhé.

Hơn nữa, để đảm bảo an toàn, hãy cân nhắc thật kỹ xem có nên phượt Sapa bằng xe máy hay không, vì nếu đi xe máy, bạn phải mất từ 6 đến 7 tiếng đồng hồ di chuyển, tùy vào tốc độ và thời tiết.

Một số vật dụng cá nhân khác

Đi Sapa chuẩn bị những gì, ngoài những đồ dung trên, du khách cần chuẩn bị cho mình đầy đủ đồ dung cá nhân như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng và những đồ cần thiết.

Chuẩn bị bản đồ du lịch Sapa: Chuẩn bị một tấm bản đồ du lịch địa phận Sapa sẽ giúp quý khách lên kế hoạch tham quan của mình chi tiết hơn và không bỏ sót những địa điểm tại Sapa.

Du khách có thể tìm hiểu bản đồ du lịch Sapa trên mạng, hoặc mua ở tiềm tạp hóa Hà Nội hay Sapa đều có nhé.

Xem thêm: Đi Sapa khám phá 4 lễ hội truyền thống và đặc trưng nhất

Điện thoại, máy ảnh: Điện thoại là vật dụng chắc chắn không thể thiếu, nên nhớ bật định vị mọi lúc mục nơi nhé. Nếu điện thoại chụp ảnh đẹp thì cũng không cần phải mang theo máy ảnh.

Nhớ mang theo sạc dự phòng, thẻ nhớ, gậy “tự sướng”… và đừng quên bỏ lỡ bất cứ khoảnh khắc, khung cảnh đẹp nào tại Sapa nhé.

Như vậy, kinh nghiệm đi du lịch Sapa cần mang theo những gì đã được Xesapa chia sẻ khá đầy đủ trong bài viết này. Tuy nhiên, thông tin cũng chỉ mang tính chất tham khảo.

Vì tùy vào hoàn cảnh, trường hợp và các bạn nên linh động chuẩn bị các đồ dùng cần thiết khi đi du lịch Sapa nhé.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa đông  bạn nên biết

Nhiều năm gần đây du lịch Sapa mùa đông trở thành xu hướng cực kỳ thu hút dân du lịch. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà Sapa mùa đông còn có khung cảnh đặc sắc tựa trời Âu với tuyết trắng dày đặc trên khắp bản làng. Và nếu như mùa đông này bạn đang có kế hoạch du lịch Sapa thì đừng quên bỏ túi những chia sẻ chi tiết dưới đây của Xesapa nhé!

Thời tiết Sapa mùa đông

Sapa là một thị trấn nằm ở vùng núi cao chính vì vậy thời tiết Sapa mùa đông thật sự rất lạnh. Nhiệt độ trung bình chỉ ở mức khoảng từ 3 đến 5 độ C, có nơi còn ở mức dưới 0 độ C. Lúc này toàn bộ đất trời Sapa được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, đôi khi xuất hiện những đợt tuyết rơi trắng xóa.

Tuy nhiên cảnh sắc mùa đông Sapa không mang vẻ rực rỡ như mùa  xuân, mùa hạ nhưng lại mang nét bí ẩn đến lạ thường. Đặc biệt là những đợt tuyết rơi đẹp tuyệt vời, khiến không gian núi rừng càng trở nên hùng vĩ, nên thơ và có chút gì đó làm man mác, lay động bước chân những kẻ yêu xê dịch. Cũng chính vì vậy mùa đông là thời điểm du lịch cao điểm của du lịch Sapa với lượng khách trong nước và quốc tế rất đông.

Phương tiện du lịch Sapa mùa đông

Di chuyển từ Hà Nội đến Sapa

Để có thể di chuyển từ Hà Nội đến Sapa được đảm bảo cho chuyến đi vào mùa đông, bạn nên lựa chọn ô tô hoặc tàu hỏa. Nhưng vào mùa đông thời tiết các tỉnh Tây Bắc thường có sương mù dày đặc khá khắc nghiệt, nhiều hôm có mưa phùn, đường đi lại rất trơn trượt nên du lịch Sapa bằng tàu hỏa là phương tiện an toàn hơn rất nhiều.

Mức giá tàu dao động từ 200.000vnđ – 500.000vnđ/ vé/ khách, xuất phát từ ga Hà Nội vào mỗi tối lúc 20h20, 21h10 và 21h50. Điểm dừng của tàu hỏa là ga Lào Cai, bạn có thể thuê xe ôm, taxi về Sapa hoặc đi xe bus với mức giá 40.000vnđ – 50.000vnđ/ lượt/ khách.

Đi lại ở Sapa mùa đông

Phương tiện để bạn chủ động và thuận lợi cho việc đi lại khám phá thêm được nhiều cung đường đẹp ở Sapa mùa đông là xe máy. Không khó để bạn thuê xe máy tại khu vực trung tâm thị trấn với mức giá khoảng 100.000vnđ/ xe/ ngày. Tuy nhiên, mùa đông sương mùa sẽ khiến tầm nhìn của bạn bị hạn chế, bạn cần hết sức cẩn thận khi lái xe và có tay lái cứng sẽ di chuyển được nhiều cung đường. Hoặc để đảm bảo an toàn, Xesapa khuyên bạn nên thuê local guide tại Sapa cùng bạn khám phá nhé!

Xem thêm: Kinh nghiệm đi Sapa tháng 12 săn cả ‘biển mây’ mang về nhà

Lưu trú ở đâu?

Mùa đông là thời điểm Sapa bước vào mùa cao điểm của du lịch. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm du lịch Sapa bạn nên đặt phòng trước từ 2 – 3 tuần để đảm bảo chọn được phòng giá tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của bạn. Bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn khách sạn, homestay cao cấp để có điều hòa, máy sưởi không cần lo về cái lạnh nhé.

Địa điểm du lịch Sapa vào mùa đông bạn nên đi

Đỉnh Fanxipan

Điểm đến đầu tiên bạn không nên bỏ qua khi du lịch Sapa mùa đông chính là đỉnh núi Fanxipan. Đây được xem như là nóc nhà của Đông Dương chính vì vậy chinh phục được đỉnh núi này sẽ là một thách thức rất lớn mà không phải ai cũng có thể vượt qua được.

Một cảm giác cực kỳ thích thú khi bạn được chạm tay vào đỉnh Fansipan cao đến hơn 3.000m. Và từ vị thế ‘cao nhất’ Việt Nam này, bạn có thể phóng tầm mắt trông thấy cả nhân gian ngay trước mắt. Du lịch Sapa mùa đông đây sẽ là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất chuyến đi của bạn. Và đừng quên ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp này nhé!

Nếu bạn không đủ sức khỏe và không muốn mạo hiểm, mất sức khi leo núi thì bạn hãy đi cáp treo lên núi để đảm bảo và thỏa sức vui chơi, tham quan nhé.

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng là ngọn núi đẹp thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rất thích hợp để bạn khám phá khi du lịch Sapa mùa đông. Đây cũng là nơi thể hiện một cách chân thực nhất vẻ đẹp của đất trời vùng núi Tây Bắc mùa đông. Ngoài vẻ đẹp tuyệt vời của Vườn đá Thạch Lâm với nhiều loài cây, loài hoa đẹp, được nhiều du khách yêu thích, Núi Hàm Rồng còn là địa điểm ngắm hoàng hôn, săn mây vô cùng đặc biệt tại Sapa.

Thung lũng Mường Hoa

Vào mùa đông, thung lũng Mường Hoa như khoác lên cho mình một chiếc áo mới, không còn những thuở ruộng bậc thang xanh mướt trải dài, thay vào đó là một màu trắng bao phủ khắp núi rừng.

Bước chân đến thung lũng, du khách sẽ thấy mình như đang đứng giữa không gian mênh mông, bình yên nơi đất trời Sapa tuyệt đẹp. Những thuở ruộng bậc thang trùng điệp ẩn hiện trong sương mù cuốn hút, những bãi đá cổ nằm xen giữa cây cỏ và những thửa ruộng bậc thang để bạn tha hồ sống ảo cực chất. Đặc biệt hơn bạn sẽ được khám phá văn hóa của các đồng bào người dân tộc H’Mông đen, Dao đỏ, người Giáy… sinh sống ở đây nữa nhé.

Nhà thờ đá

Chẳng cần đi đâu xa, ngay trung tâm thị trấn và nhà thờ đá Sapa bạn cũng đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Sapa mùa đông rồi. Nhà thờ đá có vị trí đắc địa nằm ngay tại trung tâm thị trấn, là công trình cổ còn lại toàn vẹn nhất của người Pháp được xây dựng năm 1895. Sau nhiều năm nhà thờ được tôn tạo, bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại Sapa.

Du lịch Sapa mùa đông thưởng thức món ăn gì?

Trong tiết trời Sapa lạnh giá, dưới cái lạnh căm căm mà được thưởng thức vài xâu thịt nướng, củ khoai, bắp ngô nướng , mía nướng, lợn cắp nách nướng hay một nồi lẩu cá hồi ở Sapa thì còn gì tuyệt bằng phải không nào? Một cảm giác đã hơn bao giờ hết khi đưa một miếng đồ nướng nóng hổi lên miệng vừa thổi vừa ăn hay cầm trên tay một củ khoai, bắp ngô nóng hổi.

Bạn có thể di chuyển đến khu vực chân núi Hàm Rồng, nhà Thờ Đá hay bất kỳ địa điểm nào trong khu vực thị trấn đều có những quán nướng vỉa hè thơm ngon, chất lượng.

Mặc gì khi du lịch Sapa mùa đông

Ảnh sưu tầm

Mùa đông Sapa, khoảng thời gian lạnh nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1. Thời tiết Sapa lúc này có thể giảm xuống dưới 0 độ C, rất khắc nghiệt, có thể có băng tuyết. Vì thế, du lịch Sapa mùa đông bạn cần hết sức chú ý chuẩn bị cho mình những trang phục thật ấm để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe mà vẫn diện đẹp checkin được nhé.

Bạn nên mang theo những chiếc áo dày, giữ ấm tốt cho cơ thể như áo len, áo phao, áo dạ dài, áo nỉ, áo hoodie, áo  gió,… Và cũng không thể thiếu những phụ kiện đi kèm như mũ len, khăn len, bịt tai, găng tay, tất chân,… để đảm bảo giữ ấm toàn diện cho cơ thể của bạn nhé.

Kinh nghiệm đi Phanxipang mà bạn nên biết

Phanxipang là một trong những địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách bởi những điều tuyệt vời mà nó sở hữu. Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ mê hoặc lòng người của núi rừng mà nơi này còn là ngọn núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3143m so với mặt nước biển. Hiện nay việc chinh phục được Fansipan không còn là điều khó khăn khi hệ thống cáp treo 3 dây nổi tiếng đã đi bào hoạt động để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Nếu bạn chưa bao giờ đến với Fansipan thì hãy nhanh tay lên cho mình kế hoạch khám phá ngay địa danh nổi tiếng này nào. Để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất hôm nay Xesapa sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm đi Phanxipang mới nhất và bổ ích nhất nhé.

Đi Phanxipang vào mùa nào?

Phanxipang là nơi mỗi mùa lại mang một vẻ riêng không trùng lặp với nhau, vào mỗi thời điểm trong năm Phanxipang lại mang đến cho du khách những cảm nhận đặc biệt khó quên.

Thời điểm thích hợp nhất để bạn đi Phanxipang là vào cuối thu vì vào lúc này khí hậu trên Phanxipang khá ôn hòa, ít mưa, ít mây và cảnh sắc thiên nhiên cực kì xinh đẹp. Theo kinh nghiệm đi Phanxipang của chúng tôi thì bạn không nên tới Phanxipang vào những ngày trời mưa, gió to, nhiều mây hay lạnh giá bởi nếu muốn chiêm ngưỡng Phanxipang trọn vẹn thì thời tiết rất quan trọn đấy nhé.

Chinh phục Phanxipang như thế nào?

Vào thời điểm chưa có cáp treo thì để lên được tận đỉnh Phanxipang thì bạn hoàn toàn phải dựa vào hai chân của mình để leo lên. Thời gian đi từ chân núi lên đỉnh núi bằng hai chân nhanh nhất cũng phải mất 3 ngày đối với những người khỏe mạnh, còn nếu bạn vừa đi vừa nghỉ để chiêm ngưỡng thiên nhiên thì cũng phải mất đến 7 ngày.

Việc leo núi khá khó khăn vì bạn cần chuẩn bị rất nhiều đồ chuyên dụng đi rừng cũng như đảm bảo sức khỏe của bản thân vì khí hậu trong rừng rất dễ khiến bạn ốm, ngoài ra thì cũng cần có người bản địa dẫn đường để tránh bị lạc. Tuy nhiên giờ đây đã có hệ thống cáp treo 3 dây hiện đại nhất thế giới đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan của du khách và việc chinh phục được ngọn núi này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đi bằng cáp treo bạn sẽ đi tàu hỏa leo núi từ thung lũng Mường Hoa lên tới sân ga sau đó di chuyển từ sân ga cáp treo lên đỉnh núi, thời gian di chuyển chưa đến 30 phút. Đây chính là thời gian mà nhiều du khách yêu thích nhất bởi bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng Mường Hoa xinh đẹp bên dưới. Khi lên tới sân ga trên núi bạn tiếp tục đi thêm 600 bậc thang để lên được đỉnh ngọn núi này.

Theo kinh nghiệm đi Phanxipang thì khi đi bằng cáp treo bạn nên lưu ý mang đồ đạc nhẹ nhàng bởi nếu bạn mang theo hàng lý lỉnh kỉnh thì sẽ không được vào cabin cáp treo đâu đấy, ngoài ra khi đi bộ 600 bậc thang thì hãy di chuyển từ từ nhẹ nhàng nhé, tránh vận động mạnh vì không khí trên núi rất loãng nên nếu di chuyển nhanh bạn sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Lưu ý khi du lịch Phanxipăng

Một số kinh nghiệm đi Phanxipang mà bạn nên biết để có chuyến đi vui vẻ nhất nhé.

Xem dự báo thời tiết trước khi đi, nên đi vào những ngày khô ráo, nắng nhẹ, ít mây. Nếu đi ngày mưa đường sẽ rất trơn dễ gây tai nạn, trời nhiều mây sẽ làm giảm tầm nhìn của bạn, cản trở bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Sapa bên dưới.

Chuẩn bị sức khỏe thật tốt vì dù chọn cách đi bằng cáp treo thì bạn cũng phải dùng đến hai chân để đi bộ một đoạn khá dài.

Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, mang theo áo mưa bởi trên núi có thể mưa bất chợt, vì là tham quan núi nên hãy đi giày bệt để tiện cho việc di chuyển nhé, tốt nhất là chọn giày thể thao đế dày để đi êm chân hơn.

Chuẩn bị ít đồ ăn nhẹ như bánh mì, lương khô, kẹo bánh và nước uống để nạp năng lượng nếu cảm thấy mệt và đói, không nên mua đồ trên núi vì giá cả khá mắc.

Nếu bạn lựa chọn đi đường bộ thì nên chuẩn bị đầy đủ hành lý và đồ đạc chuyên dụng để leo núi, mang theo bản đồ để tránh trường hợp lạc đoàn, nếu lạc thì hãy dùng bản đồ để quay lại chân núi chứ đừng cố tìm theo đoàn nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm đi Phanxipang mà hôm nay chúng tôi chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang muốn có chuyến du lịch Phanxipang thật thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0815.621.621 nhé. Hi vọng bạn có chuyến du lịch Sapa đáng nhớ nhất bên bạn vè và gia đình.

Đền Mẫu Sơn – chốn linh thiêng cổ tự của Sapa

Sapa nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, văn hóa địa phương độc đáo, đặc sản phong phú. Tuy nhiên, ít người biết rằng Sapa còn nổi tiếng về du lịch tôn giáo với những ngôi chùa và đền thờ linh thiêng. Một trong số đó là ngôi đền Mẫu Sơn.

Đền Mẫu Sơn Sapa là một trong những điểm du lịch tôn giáo nổi tiếng nhất ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy, ngôi đền luôn nằm trong danh sách các địa điểm nhất định không nên bỏ lỡ đối với du khách muốn tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo tại vùng đất Tây Bắc thiêng liêng.

Đền Mẫu Sơn ở đâu? Thời gian thích hợp để tham quan

Đền Mẫu Sơn tọa lạc trên đường Thạch Sơn, thuộc tổ 4A, gần trung tâm thị trấn Sapa.

Đền Mẫu Sơn mở cửa vào tất cả ngày trong tuần và miễn phí tham quan. Thời điểm du khách tìm đến đây đông nhất vào ngày đầu tháng và hôm rằm để dâng hương, lễ Phật cầu bình an và hạnh phúc.

Thiết kế độc đáo của đền Mẫu Sơn Sapa

Đền đã trải qua 200 năm tuổi. Ban đầu, Mẫu Sơn chỉ là một ngôi chùa nhỏ ở bờ kè sông Hồng và sông Nậm Thị. Thời gian trôi qua, ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Vào năm 2013, đền Mẫu Sơn được tân trang lại rất đẹp tạo nên những giá trị lịch sử, tôn giáo và tâm linh, được quảng bá rộng rãi đến người dân địa phương cũng như du khách đến Sapa.

Triều đại nhà Nguyễn đã phong tặng một danh hiệu cho đền Mẫu Sơn ba lần (vào năm 1853, 1888 và 1924). Năm 2011, đền Mẫu Sơn được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Điều này đã chứng minh vai trò quan trọng của chùa Mẫu Sơn trên bản đồ văn hóa và tôn giáo Việt Nam.

Đền được xây dựng ở trên vị trí khá cao, lưng tựa vào núi. Cổng đền hướng ra không gian rộng lớn tạo cảm giác uy nghiêm, mạnh mẽ. Cổng được thiết kế theo lối kiến trúc cổng tam quan một tầng mái rất quen thuộc với Phật giáo Việt Nam. Gồm ba lối đi vào, có một lối chính ở giữa lớn và hai lối phụ nhỏ hai bên hông.

Có một chính điện duy nhất giữa đền. Trước điện là một bia đá được chạm khắc tinh tế. Trong điện có ba gian thờ. Gian chính giữa thờ thánh mẫu Liễu Hạnh. Hương khói ở đây luôn luôn nghi ngút như trong cõi tiên cảnh.

Hàng năm, đền Mẫu Sơn đón khoảng 40.000-50.000 du khách vào mỗi mùa lễ hội Sapa. Đáng chú ý, vào những ngày lễ, nhiều du khách đến Mẫu Sơn để ngắm cảnh, cúng và cầu nguyện cho một năm mới tràn đầy may mắn và kỳ vọng của họ sẽ thành hiện thực.

Các giá trị văn hóa và tôn giáo của Đền Mẫu Sơn

Đền Mẫu Sơn được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của thánh mẫu Liễu Hạnh. Chuyện xa xưa kể rằng bà là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Sau ba lần đầu thai làm người phàm bà đã có công lớn trong việc giúp đỡ dân chúng đắp đê ngăn nước, chữa bệnh cho người nghèo, giữ yên bình đất nước và bảo vệ bờ cõi non sông.

Theo truyền thuyết, nơi này là nơi hội tụ của sự linh thiêng của sông và núi. Đây là khu vực rừng thiêng, nước độc, thú dữ hoành hành, thường xuyên quấy rối người dân. Bà thường xuất hiện với thân phận một người bán gạo và nước để ban phước cho dân nghèo và giúp triều đình bảo vệ biên giới có khả năng bị đe dọa bởi triều đại láng giềng.

Để tưởng nhớ công ơn của bà, người dân nơi đây đã cho xây dựng ngôi đền ở vị trí cũ, nơi bà thường xuất hiện. Thánh mẫu Liễu Hạnh  được tôn vinh là mẹ của tất cả người dân Việt Nam, người là đại diện cho những đức tính tốt đẹp của Nho giáo và được tôn vinh là một trong bốn vị thánh bất tử.

Trong tiềm thức của người Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh là người ban phước cho dân có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và thịnh vượng. Bên cạnh Đền Mẫu Sơn ở Sapa còn nhiều ngôi đền khác nhau cũng thờ bà trên khắp đất nước, cho thấy vị trí quan trọng của người mẹ trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cảm giác thanh thản và thuần khiết của nơi đây sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn khác.

Đặt chân lên Đền Mẫu, bạn sẽ có cảm giác như mình đang trở về thời xưa. Trong bầu không khí yên tĩnh đó, lòng người thanh thản, quên hết những toan tính. Khói hương tỏa ra khắp không trung. Khi đứng trước bàn thờ, hãy dùng chân tâm cầu khẩn để những ước nguyện của mình gửi đến các bậc thánh thần, buông bỏ dục niệm để tìm về cõi tiên cảnh. Một chuyến đến thăm Đền Mẫu chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều.

Thời gian trôi qua để có thể làm bào mòn nhiều thứ. Mặc dù đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, kiến trúc nguyên thủy của đền vẫn được bảo tồn tốt. Phong cách kiến trúc xây dựng của hàng trăm năm trước được con cháu lưu giữ vẹn nguyên.

Một số ngôi đền khác nổi tiếng ở Sapa

Đền Mẫu Thượng Ngàn

Từ trung tâm thị trấn đi về hướng Tây Bắc khoảng 3 km du khách sẽ đến Đền Mẫu Thượng Sapa – Đền Cô Đôi Thượng Ngàn. Ngôi đền linh thiêng mỗi năm đón hàng nghìn du khách ghé thăm lễ Phật.

Tượng bà là một người phụ nữ ngồi thiền, chân xếp bằng, hai tay chắp trước ngực. Bà đại diện cho hồn thiêng sông núi, bảo vệ bờ cõi non sông bao đời nay. Tương truyền bà là con của thánh Tản Viên và công chúa Mỵ Nương. Sau khi cha mẹ về trời, bà đã thay hai người cai quản đất Nam. Nhờ những công lao của mình, bà được ban cho sự sống vĩnh hằng. Người dân nhớ ơn lập đền Mẫu Thượng Ngàn.

Đền Hàng Phố Sapa

Đền Hàng Phố nằm ở trung tâm thị trấn Sapa, số 32, đường Fansipan Sapa. Ngôi chùa nằm trên tuyến du lịch đến làng Cát Cát H’Mong, cách chợ trung tâm thị trấn Sapa khoảng 50 m. Đền Hàng Phố có một vị trí cổ kính và hùng vĩ tuyệt đẹp là “tiền thủy hậu sơn”. Phía trước chùa, có thung lũng Mường Hoa Sapa, phía sau có một ngọn núi đá, tạo cho ngôi đền vị trí kiên cố và trang nghiêm.

Hàng năm, chùa Hàng Phổ tổ chức ngày lễ chính vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch). Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Việc thờ cúng được tổ chức long trọng theo tiêu chuẩn của các nghi lễ cung điện cổ xưa đã thu hút khách hành hương từ khắp mọi nơi đến thăm và cầu nguyện cho Thánh Trần để ban phước cho bản thân, gia đình và những người thân yêu với một năm bình an, thịnh vượng.

Vào ngày lễ, những người lớn tuổi có uy tín mặc quần áo lụa đội mũ mão, làm nhiệm vụ “tặng rượu” và “thổi sáo”, tiếng  trống đánh uy nghiêm tạo ra khung cảnh trang trọng và tưng bừng của lễ hội. Tất cả đều hướng trái tim của họ để ghi nhớ linh hồn của người anh hùng dân tộc.

Lời khuyên khi đi du lịch tâm linh tại Sapa

Hãy nhớ tôn trọng tín ngưỡng và tập quán của người dân địa phương vì đây được coi là thánh địa tôn giáo quan trọng.

Bởi vì mỗi ngôi đền hay chùa đều tôn vinh sự kín đáo và lịch sự, nên cần phải ăn mặc lịch sự. Váy, quần ngắn hoặc bất kỳ loại trang phục không đứng đắn đều không được phép.

Tiếng ồn nên được hạn chế ở những nơi tâm linh như đền thờ, vì vậy hãy cố gắng giữ im lặng càng nhiều càng tốt. Nếu cần thì có thể nói nhỏ.

Đến với Đền Mẫu Sapa, bạn sẽ có cơ hội được cảm nhận đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt. Chúc bạn có hành trình du lịch an toàn và ý nghĩa bên người thân yêu tại vùng đất sương mờ xinh đẹp này.

5 Bản làng gây thương nhớ khi tới Sapa

Sapa cuốn hút khách du lịch không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ đẹp như tranh vẽ mà còn bởi sự đa dạng về văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trong không gian không mấy rộng lớn ấy. Hãy đến với Sapa và khám phá 5 bản làng mang đậm không gian văn hóa độc đáo và thú vị này.

Bản Cát Cát

Từ trung tâm thị xã nơi đây đến Cát Cát chỉ 2 km. Đó là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng hoa, lanh dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn độc đáo mô phỏng cây cỏ, hoa lá, chim muông… Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Bản Tả Phìn

Điểm dừng chân đầu tiên của du khách khi đến Tả Phìn là thăm quan tu viện, một công trình kiến trúc cổ độc đáo theo kiểu phương Tây được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đến nay vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ kính rêu phong. Nhìn về phía Đông Nam, đối diện tu viện là núi Hàm Rồng có vẻ đẹp kỳ vĩ nằm trên địa thế uy nghi với các dãy đá nhấp nhô, mang nhiều hình thù khác nhau, nổi lên là vóc dáng con Rồng khổng lồ đang vươn mình, đầu ngẩng cao bao quát cả một vùng Sapa.

Tiếp tục cuộc hành trình, trên con đường trải nhựa du khách sẽ được tới thăm câu lạc bộ thổ cẩm của đồng bào Mông, Dao. Đến đây du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ trên bộ trang phục truyền thống của người Mông, người Dao đỏ.

Cùng với câu lạc bộ thổ cẩm, sản phẩm thuốc tắm bản địa cũng đang được khôi phục và phát triển. Hiện nay, tại bản Tả Phìn có 18 hộ gia đình người Dao góp vốn thành lập công ty cổ phần chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc tắm bản địa. Ngoài ra, họ còn xây dựng các phòng tắm phục vụ nhu cầu du khách tắm thùng tại chỗ.

Bản Tả Van

Theo quốc lộ 4D đi về hướng Đông Nam, cách thị trấn chương trình khoảng 8 km là đến làng Tả Van Giáy. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy. Đường vào thôn Tả Van Giáy nhỏ, hẹp và là đường đất. Hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang màu mỡ được tô điểm bởi màu xanh của ngô và lúa non.

Người Giáy có nghề chính là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn tự rèn được dụng cụ sản xuất và chạm khắc bạc. Họ ở cả nhà sàn và nhà đất với gian giữa đều là nơi trang nghiêm, đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách. Người Giáy có nền văn hóa khá phong phú với những truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao… Trang phục của người Giáy rất đơn giản: nữ giới mặc quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng; tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường đeo túi vải có thêu hoa văn; nam giới thì mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cài cúc vải, quần ống đứng và đầu vấn khăn.

Bản Hồ

Không quá lạnh như ở Tả Phìn hay Tả Van… tiết trời ấm dần lên. Xe cứ chạy trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn, với một bên là núi cao sừng sững một bên là vực thẳm hun hút, cho đến khi trước mắt òa ra một màu vàng pha chút màu nâu đỏ của lá, của cánh rừng quốc gia Hoàng Liên và những thửa ruộng bậc thang cao thấp. Cứ đi thêm chút nữa sẽ gặp một ngôi nhà xây bằng đá bỏ hoang ven đường, cạnh đó là một ngôi nhà sàn phía trước có bày bán thổ cẩm, bánh kẹo, nước giải khát… và có những du khách nước ngoài ngồi nghỉ chân thì biết là đã đến bản Hồ.

hành trình ghé bản Hồ, bạn sẽ được sinh hoạt trong không khí ấm cúng và thân mật cùng gia đình người bản địa. Buổi sáng, bạn sẽ được hướng dẫn tham quan vườn quốc gia Hoàng Liên, nơi có chủng thực vật, động vật vô cùng phong phú. Vì khí hậu ở bản Hồ ấm hơn những khu vực khác (trung bình từ 18 – 25 độ C) nên buổi trưa từ trong rừng ra du khách đã có thể hòa mình vào dòng suối Lave, ngắm thác Đá Nhảy hùng vĩ, bọt tung trắng xóa.

Bản Sín Chải

Bản Sín Chải, xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn vùng này chừng hơn 4km đường bộ, một bản làng chưa bị “du lịch hóa” nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ nguyên gốc. Đây là bản của người Mông đen với dân số khoảng 1400 người. Ngoài việc trồng lúa nương và ngô lai, dân bản Sín Chải còn chọn những dông núi thoai thoải để trồng thêm thảo quả, một nguồn thu nhập không nhỏ giữa thung lũng cổ này.

ín Chải là một trong bảy bản của xã Tả Giàng Phình, nằm ở địa đầu vùng cực Bắc của huyện Sa Pa. Trong 127 gia đình người Mông với 624 nhân khẩu thì có khá nhiều người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Đến đây, du khách thường tò mò về bí quyết trường thọ của dân bản, nhất là vì sao phụ nữ ở đây sống thọ hơn nam giới nhưng người dân ở đây chỉ biết giải thích do gien di truyền, do khí hậu trong lành, nguồn nước tinh khiết, rau quả không bị nhiễm hóa chất nhờ sống giữa thiên nhiên bao bọc quanh năm.

Tour du lịch Sapa của du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tập tục, lối sống cũng như khung cảnh sống của các bản làng dân tộc nơi đây. Mang trong mình những điều hấp dẫn khó có thể diễn tả, những bản làng này đang ngày đêm âm thầm mang đến cho mảnh đất này những hình ảnh đẹp, góp phần đẩy mạnh sự phát triển du lịch tại nơi đây.

Những địa điểm đẹp say lòng những ngày tháng 9

Hành trình khám phá tour du lịch Sapa kỳ diệu với những điểm đến mộc mạc đầy nên thơ. Dưới đây là những địa điểm đẹp tuyệt vời, để các bạn tha hồ mà check-in.

Nhà Thờ Đá – Nét đẹp kỳ ảo giữa phố núi

Tọa lạc ở trung tâm thị trấn là nhà thờ đá nơi đây được xây dựng từ năm 1895, được coi là kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại, với kiến trúc phương tây cổ kính nhà thờ quay về phía Đông mặt trời mọc đón nguồn sáng thiên Chúa. Từ khi được xây dừng nhà thờ đá vùng này luôn diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống, hiện công trình được xem là hình ảnh biểu tượng chương trình và là nơi diễn ra đầy lễ hội màu sắc của phố núi.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ mà bạn không nên bỏ lỡ

Núi Hàm Rồng – Nàng tiên nằm giữa thị trấn sương mù

Một trong những địa điểm hành trình không thể bỏ qua với bất cứ du khách nào đó là núi Hàm Rồng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Theo tương truyền, thuở hồng hoang có đôi rồng đang mãi mê quấn quýt bên nhau, trong khi cơn hồng thủy đang ảo ạt dâng sóng mà không hay, khi choàng tỉnh hốt hoảng rời nhau, rồi quẩy mình lên nhưng không kịp tức thì mỗi con rời sang một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hóa đá nhưng bản năng sinh tồn vẫn còn mãnh liệt, cố ngước nhìn theo rồng chàng phía bên Hoàng Liên phía Tây.

Tại Núi Hàm Rồng còn là khu du lịch sinh thái, nơi đây khai thác những giá trị văn hóa tự nhiên một cách hoang sơ của những phiến đá rêu phong, càng đi lên cao bạn càng có cơ hội khám phá những khung cảnh tuyệt đẹp như vườn lan, cổng trời, sân mây vườn đào với cỏ hoa rực rỡ, xen lẫn những lớp đá đủ loại hình dáng.

Trên đỉnh núi Hàm Rồng bạn sẽ thấy những đám mây hững hờ trôi, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh mảnh đất này từ trên cao, đây được xem là điểm ngắm nhìn thì trấn sương mù tuyệt vời nhất, bởi ở độ cao này bạn có thể cảm nhận được sự giao thoa giữa trời đất, và thong thả dạo lướt trên mây khiến bạn như cảm thấy mình lạc vào khu vườn thượng uyển.

Bản Cát Cát – Thiên đường bình yên giữa chốn hoang sơ

Bản Cát Cát được xem là còn nguyên vẹn bình yên của một bản làng cổ xưa, nằm trong thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn ba bề là núi, nơi đây mang nét đẹp thiên nhiên hoang sơ, núi rừng thênh thang và đầy thơ mộng.

Cát Cát còn hấp dẫn các khách du lịch bằng nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của đồng bào dân tộc H’mông.

Thác Bạc – Thắng cảnh kỳ vĩ tại Sapa

Thác Bạc từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh không thế bỏ qua của mảnh chuyến đi, ngọn thác đổ ào ạt từ đỉnh núi xuống bọt tung trắng xóa.

Đứng dưới chân thác Bạc nhìn ngắm trời đất bao la, những rặn núi hoành tráng xa xa bạn như thấy mình bổng chốc nhỏ bé trước sự kỳ bí của thiên nhiên, giữa sự hùng vĩ nơi đại ngàn và nên thơ như bạn đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Sương và hơi nước như quyện vào nhau mờ mịt như thể núi rừng Tây Bắc lành lạnh như thế.

Đến đây tha hồ thả mình trong làn nước trong mát, thư giản trò chuyện dưới những bóng cây rừng xanh mượt để mọi phiền não cuốn theo dòng thác.

Thung Lũng Mường Hoa – khám phá điều kỳ bí trên những phiến đá cổ

Điều đặc biệt ở thung lũng này là bãi đã cổ thạch có khắc nhiều hình dạng khác nhau, đến nay người ta vẫn chưa giải thích được ý nghĩa của chúng. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia là di sản độc đáo của người Việt Cổ.

Lao Chải – Tả Van đến với thiên đường nghỉ dưỡng

Sapa có một điểm đến sẽ khiến bạn yêu nó chỉ ngay lần đầu đặt chân đến đó là Lao Chải – Tả Van. Đến đây bạn như bước vào một cuộc sống khác đúng nghĩa của bản làng.

Nằm ngay dưới thung lũng hai là dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng hùng vĩ, bao bao quanh là các thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp. Ruộng lúa kéo đài đến của nhà khiến bạn ngỡ như con đường nối liền với các ngọn núi như thể hòa mình lên tận trời cao.

Để cảm nhận nét đẹp ở Lao Chải – Tả Van nhất định bạn phải ngủ lại đây một đêm mới thật sự trải nghiệm hết nơi này.

Bản Tả Phìn – Bản làng hoang sơ, mộc mạc của Sapa

Bản Tả Phìn nổi tiếng nhờ vẻ đẹp hoang sơ và đầy mộc mạc. Khi đến đây, bạn sẽ choáng ngợp với vẻ đẹp từ những thửa ruộng bậc thang đầy hùng vĩ và những ngôi nhà sàn đơn sơ nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Hôm nay, cùng Xesapa ghé đến bản làng Tả Phìn đầy cổ kính, mang vẻ đẹp hoang dại đầy bí ẩn và chưa được nhiều người khám phá này nhé.

Tổng quan về Bản Tả Phìn

Địa điểm: Bản Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai.

Bản Tả Phìn nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 13km chạy về hướng Đông Bắc. Tương tự như nhiều tuyến đường khác tại Lào Cai, đường đến bản Tả Phìn khá khúc khuỷu và khó đi nếu bạn không quen. Đó cũng chính là một trong những lý do tuy bản Tả Phìn sở hữu vẻ đẹp đầy ấn tượng của miền núi rừng hoang vu nhưng được rất ít du khách biết đến.

Bản có vị trí khá cao so với mực nước biển nên khi đến đây, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi se lạnh đấy, một cái lạnh tê tái từ những cơn gió đặc trưng của vùng cao. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đồ và áo khoác mang theo để giữ ấm nhé.

Bản làng Tả Phìn là nơi sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Dao và dân tộc H’Mông, tuy nhiên, tỉ lệ người Dao vẫn chiếm đa số hơn. Vì vậy, nên khi đến bản Tả Phìn bạn sẽ cảm nhận được một không gian sống đậm chất dân tộc với những ngôi nhà sàn đơn sơ, những bộ trang phục được may thủ công đầy màu sắc rực rỡ và vô vàng món ăn dân giã, đậm hương vị rừng núi.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Bản Tả Phìn

Để đến bản Tả Phìn, bạn cần phải vượt qua một cung đường khá gian nan, hiểm trở và đầy nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phương tiện phù hợp với khả năng để có một chuyến đi an toàn và trải nghiệm được nhiều thứ nhé.

1. Xe máy

Bạn có thể thuê xe máy để di chuyển từ thị trấn Sapa đến bản Tả Phìn, với cung đường dài khoảng 13km. Bạn có thể mất khoảng 30 phút đến 45 phút cho cùng đường này nhé.

Tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo được sự gan dạ và tay lái vững vàng để vượt qua những khúc cua thần thành trên đường đi nhé. Nhưng bù lại, nếu bạn vượt qua được những sợ hãi của bản thân thì bạn có thể trải nghiệm ngắm 2 bên đường đi một cách chân thực và sống động nhất.

2. Đi xe ô tô

Ngoài đi bằng xe máy, bạn cũng có thể lựa chọn đi theo tour hoặc đi bằng xe ô tô, xuất phát từ Sapa để đảm bảo an toàn nhé.

Khám phá Bản Tả Phìn

Tu viện cổ Tả Phìn

Tu viện cổ này được xây dựng vào năm 1942, do 12 nữ tu sĩ thuộc dòng tu khổ hàn của đạo Kito, tuy nhiên, khi tu viện vẫn còn đang xây dang dở thì tình hình chính trị nơi đây xảy ra bất ổn nên 12 nữ tu này trở về Hà Nội và bỏ lại tu viện còn đang dang dở.

Đến ngày nay, tu viện trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ghé đến và khám phá vẻ đẹp bán cổ điển đầy độc đáo. Tuy tu viện đã không còn được mới và nguyên vẹn như ngày xưa nhưng những bức tường xám bám đầy rêu phong lại tạo sức hút không tưởng với khách du lịch tìm đến và check in tòa kiến trúc cổ này.

Hang động Tả Phìn

Hang động nằm hơi xa trung tâm của bản Tả Phìn, khoảng 3km đi bộ, tuy khi di chuyển sẽ hơi xa nhưng quan cảnh hai bên lại cực kì đẹp nên bạn không cần ngại vấn đề này nhé.

Hang động Tả Phìn nằm dưới một chân núi, được người dân nơi đây truyền tai nhau là nơi ở của những tổ tiên đầu tiên của dân tộc Dao nên đối với họ đây là một nơi vô cùng linh thiêng, mang âm hưởng thần thánh và cực tôn thờ.

Trong hang động, khắp nơi là nhũ đá được hình thành từ quá trình nhiễu nước qua hàng ngàn năm được cô đọng và tạo thành với nhiều hình thù và kích thước khác nhau.

Để trải nghiệm tham quan hang động Tả Phìn được an toàn và thú vị thì bạn có thể thuê một người dân tộc Dao gần đó để họ rọi đèn, dẫn đường đi và kể chuyện cho bạn nghe nhiều câu chuyện thú vị về bản Tả Phìn.

Nhà cộng đồng Tả Phìn

Tòa nhà mang màu sắc đầy nổi bật giữa chốn núi rừng, thiết kế được lấy cảm hứng từ chiếc khăn của dân tộc Dao mang đậm màu sắc dân tộc. Đây là nơi để người dân trong bản đến giao lưu với nhau hoặc dùng để đón tiếp những du khách từ xa đến dừng chân.

Những hoạt động không thể bỏ qua nếu bạn đến bản Tả Phìn

Tham quan và mua quà tặng

Nếu có dịp ghé đến bản Tả Phìn thì chắc chắn bạn nên tìm đến những cửa hàng thổ cẩm hai bên đường để chiêm ngưỡng vô vàn các sản phẩm thủ công được làm hoàn toàn bằng tay với những họa tiết vô cùng độc đáo, đậm dấu ấn bản làng Lào Cai để làm quà hoặc kỉ niệm nhé.

Tắm lá thuốc người Dao

Người Dao nơi đây với cuộc sống đã gắn liền với rừng núi bao thế hệ, vì vậy họ có thể hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn các loại lá thuốc để mang đến cho bạn những phút giây thư giãn bằng nước thuốc.

Thăm vườn trồng dâu

Thời gian mở cửa: 8:00 – 11:30 và 13:30 – 16:30.

Giá: 100.000 VNĐ/ người/ giờ.

Không giống như dâu tại Đà Lạt, dâu tại bản Tả Phìn có hương vị vô cùng độc đáo, mang vị ngọt đậm đà, vừa tươi vừa lạnh, cực sảng khoái khi thưởng thức.

Bản Tả Phìn chính là một địa điểm mà bạn nhất định phải tự đến và trải nghiệm thì mới cảm nhận được hết vẻ đẹp, sự thân thiện của người dân nơi đây. Người dân tộc Dao tại bản vô cùng thân thiện và đáng yêu, rất mến khách, sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn. Hãy lên kế hoạch và khám phá ngay bản Tả Phìn đầy hoang sơ này trước khi được nhiều người biết đến hơn nhé.

Kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ mà bạn không nên bỏ lỡ

Bạn đang lên kế hoạch đi du lịch Sapa? Bạn muốn du lịch Sapa giá rẻ? Sapa luôn được chọn là điểm đến của các nhiều các bạn trẻ. Từ khí hậu,cảnh sắc thiên nhiên tất cả hội tụ lên một nét độc đáo, riêng biệt mang đến cho Sapa một vẻ đẹp bất kỳ mà du khách nào khi đặt chân đến đều cũng muốn trở lại. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết khám phá du lịch Sapa như thế nào dể chuyến đi của mình trọn vẹn nhất thì hãy cùng Xesapa trải nghiệm kinh nghiệm du lịch Sapa trong bài viết này nhé!

Kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ

Sapa nổi tiếng với những ngọn núi cao lớn hùng vĩ, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ cùng không khí trong lành. Sapa là một địa điểm lý tưởng để tránh nóng và tạm gác xa sự ồn ào nơi phố thị.

SaPa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đứng trên đỉnh của núi này có thể nhìn thấy phía Đông Nam của Sapa, có độ cao 2228m. Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và Thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam.

Thị trấn Sapa nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 38km, cách Hà Nội 376km. Để đến Sapa, du khách có thể chọn đi ô tô hoặc đi tàu hỏa.

Đến Sapa bằng ô tô khách

Khi du khách lựa chọn đi xe ô tô giường nằm từ Hà Nội đến Sapa thì giá vé dao động khoảng 230k – 280k/người/chiều. Thời gian lên Sapa chỉ mất khoảng 8 – 9 tiếng và xe xuất phát từ Gia Lâm, Lương Yên hoặc Mỹ Đình.

Di chuyển bằng xe khách có ưu điểm là tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu di chuyển vào mùa mưa thì du khách có thể gặp phải những vấn đề về đường đi. Xe khách cũng là phương tiện di chuyển nhanh nhất trong tour du lịch sapa.

Đến Sapa bằng tàu hỏa

Lựa chọn di chuyển đến Sapa bằng tàu hỏa, du khách có thể mua vé ngồi ở ghế mềm. ghế cứng hay giường nằm điều hòa. Tại Hà Nội, tàu chạy lúc 9h hoặc 10h tối.

Phương tiện di chuyển ở Sapa

Thông thường, khi đến Sapa, để thuận tiện cho việc đi lại thì du khách có thể lựa chọn những khách sạn ở gần bến xe khách Sapa. Hiện tại có 4 cách để đến được các điểm tham quan du lịch Sapa:

Du khách đến Sapa sẽ thuê xe máy với mức giá khoảng 120k/xe/ngày (tiền xăng tự lo). Di chuyển bằng xe máy là cách tự do nhất để ghé đến những điểm tham quan mà mình muốn.

Thuê riêng 1 bác xe ôm để nhờ chở đến một vài địa điểm du lịch nổi tiếng. Đối với những địa điểm du lịch gần nhau, chỉ mất 100k để thuê xe ôm.

Du khách có thể booking 1 tour du lịch ở Sapa của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại Sapa. Sau đó, nhân viên của dịch vụ sẽ hỗ trợ khách du lịch đến thăm các địa điểm tại Sapa.

Nếu bạn yêu thích trải nghiệm và khám phá, có thể lựa chọn hình thức đi bộ đến các địa điểm ở Sapa.

Điểm tham quan du lịch ở Sapa

Đỉnh Fansipan- nóc nhà Đông Dương

Chắc chắn không còn gì tuyệt vời bằng cảm giác được đứng ở độ cao 3143m so với mực nước biển để hít thở không khí và ngắm nhìn làn sương mờ ảo. Đứng ở độ cao này, bạn có thể cảm nhận được như mình đang chạm vào mây, ngắm nhìn được toàn bộ khung cảnh hùng vĩ ở dưới núi. Nếu có dịp đi tour du lich Sapa, bạn nên check in tại đỉnh Fansipan nhé.

Chắc chắn việc leo lên đỉnh núi này không thể thực hiện trong vài ngày. Vì vậy, để thuận tiện cho việc di chuyển thì bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của hệ thống cáp treo 3 dây dài nhất thế giới. Giá thành dịch vụ là 600k/người cho 1 vé khứ hồi.

Cáp treo Fansipan đã hiện thực hóa giấc mơ chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” cho tất cả mọi người có ước muốn đó.

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng tọa lạc ngay tại trung tâm thị trấn, giá vé để tham quan núi là 70.000vnd/người. Du khách có thể lựa chọn khách sạn gần khu du lịch Hàm Rồng để ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Sapa, thung lũng Mường Hoa, Tà Phìn mờ ảo trong làn sương khói.

Đặc biệt là trên đường leo núi bạn có thể nhìn thấy nhiều loại hoa khoe sắc giống như đang lạc vào khu vườn cổ tích.

Thác Tình yêu

Thác Tình Yêu cách trung tâm thị trấn chừng 12km, nằm trên đường đi đỉnh đèo Ô Quy Hồ. Đây là một trong những cơn thác đẹp nhất tại Sapa, nơi đây mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất. Trên đường đi đến Thác Tình Yêu, bạn còn có cơ hội tham quan Thác Bạc với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ.

Nhà thờ đá – địa điểm du lịch Sapa hấp dẫn du khách

Nhà thờ đá Sapa được xây dừng từ năm 1895, nhà thờ là một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc thời Pháp. Đến nay công trình vẫn còn nguyên vẹn, hiện tại nó đã thành biểu tượng của Sapa.

Đèo Ô Quý Hồ

Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua cơ hội ngắm nhìn và đắm chìm trong sự hùng vĩ của Ô Quý Hồ vào lúc hoàng hôn buông xuống. Thời điểm thích hợp nhất để đến Ô Quý hồ là vào khoảng 17h30, lúc này bạn sẽ tận mắt nhìn thấy mặt trời đỏ rực khuất bóng sau những dãy núi trập trùng.

Tả Phìn- làng của người Dao đỏ

Bản Tả Phìn cũng là một địa điểm thú vị mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Sapa. Nơi đây có đông đảo người đồng bào Dao Đỏ sinh sống. Người Dao Đỏ sinh sống ở Tà Phìn có rất nhiều bài thuốc từ lá cây có thể chữa nhiều bệnh ở người.

Lễ hội nổi bật

Lễ Tết nhảy

Tết nhảy được xem là một ngày lễ quan trọng với sự chuẩn bị cầu kỳ, công phu của người dân tộc Dao ở Tà Van.

Vào những ngày trước Tết, các anh thanh niên trong bản sẽ luyện tập nhảy múa. Các cô thiếu nữ nhuộm chàm, thêu áo mới.

Lễ Tết Nhảy thường sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, các thành viên trong họ đều tâp trung để chuẩn bị Tết. Bàn thờ tổ tiên “Chụ Chông” thường được sắp xếp nằm ở gian giữa hướng về bếp chính. Cửa bàn thờ được dán tranh cắt giấy với biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước được làm nổi bật với sắc đỏ rực của “mặt trời”. Ở 2 bên bàn thờ đều có dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung mong ước “Người yên vật thịnh” và ‘uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng”

Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, những ngày tốt trong tháng đầu năm, dân tộc Dao ở Giàng Tả Chải thường sẽ tổ chức lễ hội “Nhặn Sồng” trong khu rừng cấm của làng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nạn phá rừng xuất hiện nhiều. Chỉ những năm diện tích rừng bị phá nhiều thì người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đây là địa điểm nổi tiếng trong tour Sapa được nhiều du khách tìm đến.

Đồ cúng lễ là một con lợn (kích thước lọn to hay nhỏ là còn tùy thuộc vào số lượng người đến dự lễ nhiều hay ít). Phần chuẩn bị lợn sẽ luân phiên hàng năm theo từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Con lợn được dâng cúng phải có bộ lông đen tuyền, béo tốt, khỏe mạnh.

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy

Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa) lại mở hội Roóng Poọc. Mục đích của lễ hội này chính là để cầu xin một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, người yên vật thịnh. 

Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van. Tuy nhiên trong những năm gần đây lễ hội đã lan rộng ra, trở thành ngày lễ lớn của cả thung lũng Mường Hoa.

Văn hóa ẩm thực

Rau tươi xứ lạnh

Sapa có khí hậu se lạnh vì vậy rất thích hợp để trồng các loại rau đặc trưng cho vùng ôn đới. Điển hình là: Hoa lơ xanh, súp lơ trắng, su su, củ cải đỏ, ngồng cải…Rau được trồng tại Sapa khi ăn luôn có một vị ngon đặc biệt, ngọt, mềm. Những món rau xanh tại Sapa được trồng và thu đúng mùa, đảm bảo tươi ngon. Rau xanh tại Sapa có cách chế biến đơn giản nhưng khi ăn lại tạo nên hương vị hấp dẫn. Món rau xanh ngon tại Sapa bao gồm: ngồng cải xào tỏi, su su luộc chấm muối vừng, lẩu gà ăn kèm với các loại rau…

Cá Hồi, cá Tầm tươi

Nếu như cá Hồi, cá Tầm nhập về to lớn và béo, thịt nhiều mỡ và mềm. Cá Hồi, cá Tầm nước lạnh nuôi tại Sapa sẽ có thớ thịt săn chắc, không chứa mỡ. Thời tiết lạnh như ở Sapa, thưởng thức một nồi lẩu cá Hồi, cá Tầm ăn kèm với các loại rau tươi nguyên thì còn gì bằng đúng không nào. Hai loại cá này cũng có thể thái thành lát mỏng để làm gỏi, nướng…

Lợn cắp nách

Đây là giống lợn được dân tộc Mông bản địa nuôi, lợn được thả rông. Thi thoảng, người dân sẽ ra đồng tóm một con lợn kẹp vào nách để đem ra chợ bán nên được gọi là “lợn cắp nách”. Lợn cắp nách trương thành, lớn nhất cũng chỉ khoảng 4 – 5kg. Những con lợn này sau khi được làm sạch, kẹp nguyên con để nướng hay quay thì không còn gì hấp dẫn hơn.

Miếng thịt lợn sau khi cắt ra mỏng tang, không mỡ, dưới lớp bì giòn tan là lớp thịt nạc thơm, mềm và ngọt đậm vị thịt. Món thịt lợn cắp nách ở Sapa uống chung với rượu táo mèo thì không biết đến bao giờ mới ngán.

Các món nướng

Có lẽ do đặc trưng khí hậu lạnh nên Sapa ưu tiên cho món nướng xuất hiện trong thực đơn. Tất cả những thực phẩm như: thịt xiên, trứng gà, trứng vịt, cơm lam, gà, ngô khoai đều được mang nướng dưới than hồng.

Cá suối

Cá suối tại Sapa có rất nhiều loại, điểm đặc biệt của chúng là hoàn toàn không có vị tanh. Cá suối chỉ cần nướng chín trên than củi hồng và chấm với muối ớt có gia vị đặc biệt của núi rừng là đã không thể chê được.

Nấm hương

Khi ghé chợ Sapa, bất kỳ mùa nào cũng sẽ thấy nấm hương khô xuất hiện. Giá nấm hương khô rất rẻ, có thể mua về để ngâm nước cho nở ra và chế biến thành nhiều món ăn mình thích.

Thắng Cố

Đối với những người dân tộc miền núi, món Thắng Cố thường được nấu chung với nhiều loại thịt khác nhau: Thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. Món ăn này muốn ngon thì cần đến hơn 27 loại gia vị khác nhau. Phần quan trọng không thể thiếu trong món Thắng Cố chính là rau rừng.

Hương vị món Thắng Cố thật khó diễn tả, nó là sự hòa quyện giữa các vị như: Mặn, cay, ngọt, béo. Ngồi bên chảo Thắng Cố sôi sùng sục thưởng thức chén rượu ngô trong thời tiết se lạnh của Sapa thì còn gì tuyệt vời hơn.

Cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa?

  • Giấy tờ tùy thân
  • Ở Sapa thời tiết lạnh khi du lịch nơi đây bạn nhớ chuẩn bị đồ ấm
  • Book vé máy bay trước 2-3 tháng
  • Mang theo máy chụp hình, máy quay phim để bắt cho mình những khoảnh khắc đẹp nhất.

Lưu ý khi đi du lịch sapa

Nếu bạn không bị say xe, tốt nhất nên chọn xe giường nằm. Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến Sapa rất an toàn và nhanh chóng.

Cho dù đến Sapa vào mùa hè hay mùa thu thì bạn vẫn nên chuẩn bị 1 chiếc áo ấm loại mỏng để phòng trừ trường hợp đi xe máy trên đường, đi dạo vào buổi tối đỡ bị lạnh.

Vào mùa hè, khi đi Sapa bạn có thể chọn mang theo 1 đôi sandal chắc chắn, giày thể thao. Tuy nhiên lựa chọn tốt nhất vẫn chính là giàu leo núi.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ chuẩn bị thật tốt và có chuyến du lịch Sapa thật ý nghĩa.

Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến du lịch Sapa giá rẻ, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số 0815.621.621 hoặc truy cập vào https://xesapa.net/.